Mục lục bài viết
ToggleBước 1: Khâu chuẩn bị
Để lợp tôn xốp, trước tiên bạn cần chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thi công chuyên dụng. Nhìn chung cách lợp tôn xốp rất đơn giản, nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu khâu chuẩn bị của bạn không đủ đầy, sẽ dẫn đến việc mất thời gian, và tốn thêm chi phí.
- Chuẩn bị tôn: Đây là loại tôn xốp PU cách nhiệt, được nhà sản xuất bán theo nhu cầu diện tích của người mua. Do đó, bạn cần dự trù tính toán về số lượng tôn, kích thước, diện tích cần lợp tôn cũng như chi phí tôn, màu sắc tôn yêu thích. Bạn có thể tích diện tích lợp tôn cách nhiệt theo công thức: chiều dài x chiều rộng x độ dốc. Hoặc nhờ đơn vị cung cấp nguyên liệu tính toán giúp.
- Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thi công: Các món dụng cụ, phụ kiện thi công sẽ bao gồm: đinh vít, silicon và các thiết bị như máy khoan, máy cắt, thước kéo, máy móc như giàn giáo, xe cẩu, xe nâng, giây kéo, dây cáp có vỏ bọc cách điện… cuối cùng là bản vẽ.
- Thời điểm thi công: Thời điểm thích hợp để thi công lợp tôn là khi trời nắng ráo, không mưa. Để tránh tình trạng bị giật điện, chập cháy, nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ lợp tôn
Bước 2: Thi công khung mái, tính khoảng cách giữa các bộ phận
Để đảm bảo đúng kỹ thuật trong cách lợp tôn xốp. Bạn cần thực hiện bước tiếp theo đó là thi công khung mái tính khoảng cách giữa các bộ phận. Sau khi đã có đủ đầy tôn, dụng cụ, phụ kiện thi công.
Ở bước này, bạn cần dựa vào bản vẽ mái lợp tôn để dễ dàng thực hiện thi công khung mái. Quá trình thi công cũng yêu cầu lưu ý một số điều cụ thể như:
- Tính toán khoảng cách xà gồ mái tôn, độ dày xà gồ và độ dốc mái cho phù hợp với thiết kế
- Độ dốc mái phải đảm bảo không quá 15%.
Khi thi công khung mái, độ dốc mái phải đảm bảo không quá 15%
Bước 3: Tiến hành thi công lắp tôn xốp vào khung xà gỗ
Bước tiếp theo trong cách lợp tôn xốp đó là thi công lắp tôn vào khung xà đã có sẵn. Trước khi đưa tôn lên khung xà, bạn cần kiểm tra một lần nữa về: độ thẳng xà gồ để lấy dấu, bắn vít không bị lệch ra ngoài, đảm bảo khung kèo, xà gồ khô ráo, không ướt. Khi đánh dấu tôn, cần lưu ý không dùng các vật sắc nhọn, kim loại, tránh làm hư lớp mạ màu, mạ kẽm.
Tiếp theo là thi công, cố định phần diềm mái lên cạnh máng xối. Sau đó, lắp tôn bắt đầu từ phần đỉnh mái cao nhất đến phần mép mái. Sao cho hai tấm tôn liền kề cần phải xếp gối lên nhau ít nhất 1 sóng, mí sóng lợp trên phải cạn hơn 3mm với mí tôn dưới. Để đảm báo nước mưa không bị tràn hay thấm dột.
Về phần bắn vít: Bắn vuông góc với tôn tại vị trí sóng dương bằng một lực vừa đủ. thưng tường phải bắn vào sóng âm. Nếu có mối nối thì cần đảm bảo đặt tại vị trí xà gồ, tôn trên chồng tôn dưới ít nhất 0.15m. Khi bắn không để mạt sắt, tia lửa bắn lên bề mặt tôn.
Cuối cùng là lắp sườn phào, viền mái, tấm che khe nối. Nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình, tăng khả năng chịu nhiệt và chống ồn hiệu quả.
Khi lắp tôn sẽ bắt đầu từ phần đỉnh mái cao nhất đến phần mép mái
Bước 4: Hoàn thành thi công, vệ sinh công trình
Sau khi hoàn thành việc thi công mái tôn cách nhiệt, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ để tránh xảy ra sai sót. Đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ mái tôn. Nhằm loại bỏ đinh vít, mạt sắt, vữa còn sót lại trên bề mặt mái. Để giúp tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho công trình. Tuy nhiên, bạn tránh dùng các dung dịch tẩy rửa, dầu hỏa, xăng để vệ sinh vì chúng sẽ làm mài mòn tôn, làm mất lớp sơn trên bề mặt tấm tôn.
Bạn có thể áp dụng cách lợp tôn xốp theo các bước chỉ dẫn trên. Hoặc tìm đến dịch vụ thi công lắp đặt mái tôn cho công trình tại các đơn vị uy tín. Một trong số đó là Nhà máy Tôn xốp – Xà gồ thép Long Hưng. Không chỉ cung cấp đến khách hàng đa dạng các sản phẩm tôn, thép, xà gồ, phục vụ trong xây dựng. Long Hưng còn có dịch vụ thi công và lắp đặt theo yêu cầu với quy trình chuẩn chỉnh, cam kết tối ưu chi phí.
XEM THÊM